NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HỘI AN VỚI TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ LỆ - LỄ HỘI

Vào cuối thế kỷ XV, ngư¬ời Việt đã đặt chân lên đất Hội An để thực hiện việc khai hoang mở cõi. Từ đó, vốn mang trong mình truyền thống cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động sản xuất, biết kế thừa và phát huy những thành tựu của các thời kỳ Tiền - Sơ sử, thời kỳ Champa trư¬ớc đó kết hợp với quá trình giao lưu buôn bán với nhiều nước trên thế giới và biết tận dụng, khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên môi tr¬ường, bên cạnh việc khai hoang lập làng canh tác nông nghiệp, ng¬ười Hội An còn linh hoạt sáng tạo một số ngành nghề truyền thống như ở các lĩnh vực nông, ngư, thương, tiểu thủ công bằng các nghề cụ thể như nghề yến Thanh Châu, nghề đánh bắt, chế biến thủy sản ở làng chài Võng Nhi, Đế Võng; nghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà... nghề buôn, khai thác thổ sản,... Nghề truyền thống ở Hội An không chỉ góp phần vào việc phát triển kinh tế, ổn đình đời sống mà còn có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân địa phương, đặc biệt trong đời sống tâm linh - tín ngưỡng và việc duy trì tổ chức các lễ lệ - lễ hội.