Kiến trúc phố cổ Hội An với các vùng chung quanh

Lịch sử cho ta biết năm 1664 ở Trung Quốc khi nhà Thanh diệt nhà Minh lập nên triều đại Mãn Thanh.Và như vậy những người chống lại sự kiện chiếm ngôi, phù trợ nhà Minh đã ồ ạt di dân sang các nước láng giềng vùng Đông Nam Á.Trong đó có vùng Hội An với sự định cư của người Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam ở phía Nam,Trung Hoa. Người Nhật cuối thế kỷ XVI, đến thế kỷ XVII cũng đã đến Hội An buôn bán và mở thương quán. Các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và nhất là Pháp có thời gian lâu ở Phố cổ.

Trải qua một thời gian dài hơn 3 thế kỷ nên nhiều công trình kiến trúc đã được xây dựng. Nhiều công trình mang dấu ấn  kỹ thuật, phong cách của vùng Hoa Nam đã xuất hiện ở đây. Có công trình được chở từ Trung Quốc sang theo đường thủy và có công trình được thợ  địa phương làm theo phong cách, đơn đặc hàng của họ. Các kiến trúc của người phương Tây cũng xuất hiện ở đây nhưng muộn hơn. Vậy kiến trúc ở đây nơi nội thị của khu phố buôn bán sầm uất nầy chắc chắn đã ảnh hưởng các vùng chung quanh.

Ta cũng nên lưu ý nhà Nguyễn mà vị vua đầu tiên Gia Long đã xây dựng Cung Điện, Hoàng Thành Huế phải bắt đầu từ những năm 1802 đến các triều vua sau. Trong khi đó Kiến trúc ở phố cổ Hội An đã có trước khi người Hoa, Nhật đến vào thời điểm đã nói trên. Dĩ nhiên các kiến trúc nầy chỉ được tu bổ, dựng lại sau trận đại chiến của nhà Trịnh và nhà Tây Sơn vào cuối năm1777? và Hội An đã bị đốt cháy.

Ai đó đã tưởng tượng ra rằng ngôi nhà ống dành cho buôn bán ở trong phố cổ là sự biến thể tài tình của người Việt từ ngôi nhà chữ nhất (-) truyền thống nông thôn và quay lại thành ngôi nhà với chiều dài thành cái ống để dể buôn bán. Nhưng tôi có thể nói khác rằng: nhà phố và nhà ở nông thôn hoàn toàn khác nhau từ những công năng mặc dầu chúng đều làm bằng gỗ.Với nhà phố của ngày ấy,  đây là nhà của những khách buôn có công năng làm tiệm buôn: để bày hàng, cất hàng còn không gian nghỉ vẫn là phụ và chủ tiệm buôn vẫn là người phương xa. Cả công trình như  hội quán, nhà cộng đồng đến  miếu, đền thờ… của nước ngoài liên quan đến giới kinh doanh. Nhà ở đây là nhà phố kèm với văn minh của phố phường rất dễ hấp dẫn người nhất là ở vùng nông thôn, những người chủ yếu làm nông. Để ta có thể bắt gặp sự xuất hiện của cái mắt cửa ở những ngôi nhà ở vùng lúa như Điện Bàn. Có thể kể là nhà cụ Nguyễn Nho Phán (thôn Bồng Lai, xã Điện Minh), nhà ông Nguyễn Xuân Vinh (xã Tam An, Tam Đàn); nhà ông Lê ngọc Anh (Tam Thành, Phú Ninh) và cả nhà ông quan án sát Trần Hưng Nhượng (Tam Xuân 1, Núi Thành). 

Về kiến trúc cộng đồng như đình, chùa …cũng được người thợ thi công địa phương nổi danh là thợ mộc Kim Bồng đã khéo léo học cách mở rộng lòng nhà bằng kiểu thức Chồng Trính con đội/chồng rường con đội cho ngôi đình, chùa Việt. Có thể kể những ngôi đình được xếp hạng di tích cấp quốc gia, cấp thành phố ở tp Đà Nẵng như đình Túy Loan, đình Qúa Giáng, đình Phong Lệ … là sự kết cấu vì nóc từ nhà phố Hội An (không phải ảnh hưởng từ Huế).Và sự kết hợp vì kèo ở kèo nóc của đình Chiên Đàn (thôn Đàn Trung,Tam Đàn,Phú Ninh) với vì nách đỡ hiên rộng theo kiểu thức chồng những thanh trính ngắn có những khối hình trụ như lồng đèn để trang trí (ảnh hưởng từ chùa Hải Tạng và chùa Ông ở Hội An)

Bước đầu đi tìm yếu tố Việt trong Kiến Trúc và những yếu tố kiến trúc du nhập, được tiếp nhận làm nâng cao hiệu quả về công năng và thẩm mỹ mà những người thợ địa phương đã học hỏi và ứng dụng từ ngày trước là việc cần thiết với sự phối hợp của kiến trúc-văn hóa. Đây là đều đáng tôn vinh và làm rõ giá trị về tay nghề, đồng thời cho quỹ kiến trúc của xứ Quảng thêm phong phú.Trong góc độ của sự tiếp biến văn hóa như văn hóa ở thì từ xa xưa sự giao thoa, học hỏi của cư dân thường được diễn ra từ nơi đô thị đến nông thôn. Hôm nay vẫn cứ tiếp tục như ta vẫn cần người kiến trúc sư, người thợ làm theo kiểu hiện đại theo kiểu các thành phố lớn trong nước như Hà Nội, tp Hồ Chí Minh.

Vì chồng trính con đội (thợ mộc Kim Bồng)