Giới thiệu những bài thơ tại Quan Công Miếu Hội An

Vào năm Ất Dậu (1765) dưới thời vua Lê Cảnh Hưng, ở Đàng Trong chúa Nguyễn Võ Vương mất, quyền thần Trương Phúc Loan bỏ di chiếu phế trưởng lập ấu, đưa con thứ 16 của Võ Vương mới 12 tuổi lên ngôi chúa là Định Vương. Ngoài ra, Trương Phúc Loan còn tham lam vô độ, người người đều oán ghét vì vậy mà anh em nhà Tây Sơn nổi dậy chống cự.

Kiến trúc Pháp ở Hội An

Khu phố cổ Hội An ngày nay được xem như một cảng thị lịch sử điển hình đặc biệt ở Đông Nam Á được giữ gìn một cách toàn vẹn và chu đáo. Phần lớn những di tích ở đây là những công trình kiến trúc truyền thống được xây dựng vào những thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 gồm nhiều loại hình như hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ, nhà ở… Bên cạnh các di tích mang đậm phong cách kiến trúc của người Hoa, các công trình mang phong cách kiến trúc xen lẫn giữa Nhật, Hoa, Việt thì các công trình kiến trúc kiểu Pháp cũng đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên vẽ đẹp “không trùng lắp” của khu phố cổ như ngày nay.

Tổng quan về kiến trúc các di tích thờ cúng Cá Ông ở Hội An

Ở khu vực miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Mỗi loại hình di tích tôn giáo, tín ngưỡng có một tên gọi khác nhau, bên trong di tích có các đối tượng thờ tự riêng biệt, rõ ràng. Các loại hình di tích tín ngưỡng tiêu biểu ở Hội An gồm: Đình, chùa, miếu, lăng, hội quán, văn chỉ.

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống ở Hội An

Trong lịch sử hình thành và phát triển của Đô thị thương cảng Hội An xưa thì các nghề/làng nghề thủ công luôn giữ một vai trò quan trọng. Đó là kết tinh của quá trình lao động đầy sáng tạo, năng động của các lớp cư dân kế tục nhau cư trú trên mảnh đất Hội An có sự giao lưu tiếp biến văn hóa Đông - Tây.

Hiệu sách ở Hội An thời vang bóng

Trong ký ức những người Hội An được sinh ra và lớn lên ở thập niên 60 của thế kỷ XX trở về trước, các hiệu sách trong phố là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm về truyền thống đọc sách được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ, từ đó, dần hình thành các tầng lớp trí thức tinh hoa nhờ nền tảng văn hóa đọc - niềm tự hào của người dân phố Hội thời vang bóng.

Một số thông tin về phường Xuân Mỹ trước năm 1945

Phường Xuân Mỹ là một phường nghề, đơn vị hành chính ngang xã thuộc huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Phường nghề có diện tích nhỏ và địa giới giáp với xã Thanh Hà và đặc biệt phường nghề có nhiều nghề truyền thống trong đó có nghề làm sừng lược nổi tiếng một thời. Sau năm 1945, tên gọi hành chính phường Xuân Mỹ không còn nữa và được nhập vào địa giới của làng Thanh Hà sau này là xã Cẩm Hà và phường Thanh Hà hiện nay. Dấu tích tín ngưỡng quan trọng còn lại của phường Xuân Mỹ là đình Xuân Mỹ, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Trong bài viết này, từ các tư liệu thư tịch và khảo sát thực địa, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin tổng quan về phường Xuân Mỹ trước 1945 để làm rõ hơn bức tranh hành chính, văn hóa của Hội An trước 1945.

Ghe thuyền với hoạt động thương mại ở Hội An xưa

Ở nước ta, từ buổi đầu dựng nước, cũng như quá trình mở rộng địa bàn sinh sống, ông cha ta thường chọn lưu vực các dòng sông hay nơi gần những hồ nước ngọt để khẩn hoang lập ấp. Hệ thống sông đổ nước từ nguồn ra biển. Sông và biển nối liền nhau, tạo thành hệ thống thông thương giữa các vùng, miền và cả với nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia biển với đường bờ biển dài 3.260km, lại có vị trí quan trọng ở ngã tư giao lưu đường hàng hải của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, với châu Đại Dương và khu vực Trung Đông. Vùng biển Việt Nam rộng tới một triệu km2 tính từ đường cơ sở ra đến 200 hải lý.

Các di tích liên quan đến tục thờ cúng cá Ông Ở Hội An

Từ xa xưa, mỗi khi gặp thủy nạn, ngư dân ở miền Trung nói chung, ở Hội An nói riêng thường được cá Ông xuất hiện kịp thời cứu vớt, dìu qua khỏi cơn nguy nan.

Tri thức dân gian về xảm trét Ghe thuyền ở Hội An

Ngày 4/12/1999, UNESCO công nhận Khu phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới với 2 tiêu chí (tiêu chí II và tiêu chí V).