Mộ

Mộ nằm ở vùng ngoại vi, in dấu tích yên nghỉ vĩnh hằng của con người bao thế hệ, những ngôi mộ Sa Huỳnh, Chăm, Việt, Hoa, Nhật, Bồ, Tây, Đức ... vẫn tồn tại thầm lặng cùng với thời gian và vẫn được người Hội An trân trọng bảo vệ, giữ gìn. Họ là cư dân bản địa; là các thương nhân, nhà truyền giáo định cư rồi yên nghỉ vĩnh hằng nơi đây. Bia mộ của họ vẫn còn khắc ghi những thông tin lịch sử cực kỳ quý giá, giúp cho các nhà khoa học tìm về dấu vết cư dân, giúp cho các thế hệ cháu con tìm về cội nguồn tiên tổ.

Các Bảo Tàng

Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Hội An (Số 13 - Nguyễn Huệ: Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Hội An hiện trưng bày 273 hiện vật gốc và 107 ảnh tư liệu, liên quan đến các thời kỳ phát triển của Đô thị cổ Hội An từ thời tiền - sơ sử cho đến nay. Nguyên xưa đây là ngôi chùa của dân làng Minh Hương, thờ Phật bà Quan Âm. Di tích này được xây dựng vào thế kỷ XVII theo lối kiến trúc rất ấn tượng.

Giếng

Ở Hội An, giếng cổ phân bố rãi rác trong và ngoài khu phố cổ. Hầu hết giếng được xây dựng bằng gạch để giúp lọc nước. Những giếng cổ nhất được phát hiện cho đến bây giờ là do người Chăm đào được người Việt tiếp quản sử dụng. Thông thường các giếng này có kiểu dạng trên tròn dưới vuông. Tiêu biểu là các giếng Bá Lễ ở Minh An; giếng Xóm Cấm ở thôn Bãi Làng, xã Tân Hiệp; giếng đá ở Trà Quế xã Cẩm Hà….

Chợ

Chợ là nơi trao đổi hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp, ngư nghiệp. Khi kinh tế hàng hóa phát triển, có dịp tiếp cận với thương nhân phương Tây, việc buôn bán được mở rộng ra cả khu vực dân cư trong phố. Vì vậy ở giai đoạn đầu, Chợ Hội An chỉ là nơi trao đổi hàng hóa có tính chất đơn thuần tự cung, tự cấp.

Cầu

Chiếc cầu tiêu biểu nhất ở Hội An là Chùa Cầu còn có tên gọi là Cầu Nhật Bản, Lai Viễn Kiều. Tương truyền cầu này do người Nhật xây vào đầu thế kỷ XVII và đã qua ít nhất 6 lần tu bổ. Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vồng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với 7 gian bằng gỗ bắc ngang qua một lạch nước nhỏ. Các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây. Cùng với chức năng giao thông, cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai giữ gìn sự yên bình cho phố xá và cộng đồng cư dân Hội An.

Thánh thất đại đạo tam kỳ phổ độ Cao Đài Hội An

Đạo Cao Đài là tên gọi tắt của một tôn giáo bản địa Việt Nam, có tên đầy đủ là Đại đạo Tam kỳ Phổ độ. Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 tại Nam Bộ, người có công sáng lập và trở thành tín đồ đầu tiên của đạo là ông Ngô Minh Chiêu. Không chỉ phát tích và phát triển ở Nam Bộ, những tín đồ của Đạo đi khắp các vùng miền trong nước để truyền bá và hình thành các trung tâm để thờ tự và sinh hoạt, trong đó có Hội An - Quảng Nam.

Nhà thờ thiên chúa giáo ở Hội An và sự ra đời chữ quốc ngữ

Vào thế kỷ XVI - XIX, Hội An là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Đàng Trong, là thương cảng mậu dịch quốc tế khá phồn thịnh. Từ giữa thế kỷ XVI, các thương nhân Châu Âu đã đến Hội An buôn bán, trong đó sớm nhất là thương nhân Bồ Đồ Nha (năm 1540).

Nhà thờ tộc

Nhà thờ tộc là những công trình riêng biệt được xây dựng trên một mảnh đất vuông vắn, thường nằm trong những hẻm nhỏ hoặc quay lưng ra đường. Khu đất có hàng rào bao bọc và có một sân vườn lớn phía trước nhà chính. Mặt bằng và cấu trúc chính cũng giống như nhà chính của nhà cửa hiệu nhưng có mái hiên ở các bên. Thông thường, nhà để ở nằm riêng biệt về một phía của khu đất. Các nhà thờ tộc cơ bản phục vụ nhu cầu thờ tự tổ tiên và cũng chính là nơi giáo dục con cháu lòng biết ơn, kính trọng tổ tiên. Nhà thờ tộc là biểu tượng của mối quan hệ đoàn kết, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau của những người trong dòng tộc.

Nhà ở

Ngôi nhà cổ Hội An là sự đan quyện tài tình, sự hội nhập hài hòa của các phong cách kiến trúc Việt - Hoa - Nhật - Pháp. Bàn tay tài hoa của các lớp thế hệ nghệ nhân đã dày công tạo dựng, pha trộn sự đa dạng của các truyền thống kiến trúc này để tạo thành một sự kết hợp hài hòa. Các ngôi nhà cổ nhất thì có niên đại khoảng thế kỷ thứ XVIII trở lại. Hầu hết các ngôi nhà gần đây được xây dựng trong thời Pháp thuộc. Nhà cổ ở Hội An được xây dựng theo 5 kiểu chính gồm nhà một tầng, vách gỗ; nhà hai tầng có mái hiên; nhà hai tầng, vách gỗ, có ban; nhà hai tầng, tường gạch và nhà hai tầng kiểu Pháp.

Những ngôi chùa của Thiền phái Lâm tế Chúc thánh ở Hội An

I. Vài nét về Thiền phái Lâm tế ở Hội An - Quảng Nam