Kết quả hoạt động “Dựng cây nêu ngày Tết” xuân Quý Mão - 2023

Vào ngày 09/02/2023, tại Hội trường Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, Ban Chấm chọn hoạt động Dựng cây nêu ngày Tết xuân Quý Mão - 2023 của thành phố đã họp thống nhất kết quả và chọn ra 20 cây nêu đẹp để tham mưu UBND thành phố trao giải. Năm nay, có 44 điểm di tích, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đăng ký tham gia chấm chọn, số lượng cao nhất từ khi phát động phong trào đến nay.

Những lễ hội lớn trong tháng Giêng năm Quý Mão ở Hội An

Theo lịch lễ lệ, lễ hội cổ truyền ở Hội An , trong tháng Giêng, cộng đồng Hội An có 14 lễ hội chính. Bên cạnh hội Tết Nguyên Đán là Tết chung của dân tộc, thành phố Hội An còn có những lễ chính ở một số địa phương như lễ đạp nước, lễ giỗ tổ nghề mộc, lễ cầu an, lễ cầu bông…

Tết Nguyên tiêu ở Hội An

Tết Nguyên tiêu ở Hội An có nguồn gốc từ nhiều quan niệm khác nhau, ở mỗi cộng đồng địa phương có tục lệ cúng tế riêng nhưng có cùng một đặc điểm chung đó là nhân ngày rằm đầu tiên của một năm, người dân bày tỏ tấm lòng tôn kính đối với các chư vị Phật, các vị thần, tiền nhân... cầu mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây vừa là dịp lễ hội, vừa là ngày cúng tế cầu an, tế tự, cầu tài xin lộc đầu năm ở nhiều di tích tín ngưỡng trên địa bàn thành phố và hội quán trong Khu phố cổ Hội An.

Tết Nguyên tiêu ở Hội An

Tết Nguyên tiêu (tết Thượng Nguyên) là một trong những lễ tết quan trọng trong năm âm lịch không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số nước Châu Á. Lễ tết này diễn ra vào rằm tháng Giêng, tức sau tết Nguyên đán không lâu nên không khí đón tết vui xuân vẫn còn rộn ràng, nô nức. Nhiều vùng miền còn gói bánh chưng, bánh tét, làm bánh da, bánh nổ,…

Thông tin về Tết Nguyên tiêu ở Hội An năm Quý Mão - 2023

Tết Nguyên tiêu (tết Thượng nguyên) là một trong những lễ hội quan trọng có từ lâu đời của cộng đồng cư dân Hội An. Lễ tết này mang những giá trị văn hóa tiêu biểu và có những nét đặc trưng riêng so với nhiều nơi ở Việt Nam và châu Á do được hình thành trên cơ sở truyền thống văn hóa bản địa của Việt Nam và có sự giao lưu tiếp biến văn hóa với các nước Trung Hoa, Nhật Bản.

Một số sự kiện liên quan đến di tích kiến trúc ở Hội An vào năm Mão

Con mèo là con vật đứng ở vị trí thứ 4 trong số 12 con giáp tương ứng với 12 địa chi (Thập nhị địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) theo quan niệm văn hóa cổ truyền của dân tộc. Trong âm lịch, tháng cầm tinh con mèo (tháng 2) gọi là tháng Mão và năm cầm tinh con mèo được gọi là năm Mão với các tháng/năm can chi: Ất Mão, Đinh Mão, Kỷ Mão, Tân Mão và Quý Mão.

Tết Nguyên đán qua ghi chép của người Pháp

Tết Nguyên đán là lễ lớn nhất trong năm, một trong những phong tục người Việt từ xưa cho đến ngày nay. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, mặc dù bị hạn chế do những chính sách thuộc địa song với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, người Việt vẫn gìn giữ được nét đẹp bản sắc văn hóa Tết cổ truyền dân tộc. Qua các ghi chép của những công chức, nhà nghiên cứu người Pháp từng sinh sống và làm việc tại Việt Nam, trong bài viết này, xin giới thiệu một vài thông tin về lễ Tết Nguyên đán dưới thời kỳ Pháp thuộc.

Ghe đua trong đời sống văn hóa của cư dân Hội An

Đóng ghe/thuyền đua và tổ chức hoạt động đua ghe/thuyền vào các dịp lễ, tết từ lâu đã trở thành nét văn hóa dân gian độc đáo của nhiều vùng miền ở Việt Nam như đua ghe Ngo ở Nam bộ, bơi chải ở miền Bắc và đua ghe ở miền Trung.

Mắt ghe trong văn hóa dân gian ở Hội An

Cách nay hơn 2000 năm, qua những hình đúc trên trống đồng Đông Sơn đã minh chứng người Việt biết cách đóng và sử dụng thành thạo ghe thuyền. Lịch sử đã cho thấy, ghe thuyền truyền thống của Việt Nam rất đa dạng, nhiều kích cỡ, làm từ chủ yếu bằng gỗ, tre, và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như làm phương tiện lưu thông đi lại, vận tải buôn bán, chiến đấu, khai thác nguồn lợi thủy hải sản, tham dự vào hoạt động văn hóa lễ hội,…

TÍN NGƯỠNG THỜ MÔN THẦN CỦA NGƯỜI HOA Ở HỘI AN

Theo các học giả, khởi nguyên của tín ngưỡng Môn thần bắt nguồn từ quan niệm sùng bái tự nhiên và quan niệm tín ngưỡng thần linh của con người thời kỳ nguyên thủy. Vào thời kỳ này, con người chủ yếu cư ngụ trong các hang động tự nhiên. Khi xã hội phát triển cao hơn, mới dần dần học được kỹ thuật dựng nên nhà cửa. Từ đây, ngôi nhà và con người có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời. Bởi ngôi nhà là nơi có thể phòng ngừa được thú hoang và địch hại, cũng là nơi có thể che mưa che gió, cất giữ thực phẩm và tài sản... Cảm kích vì tác dụng to lớn này, mà trong tâm tưởng con người đã hình thành nên vị thần của ngôi nhà (trong đó có Thần Cửa) để cúng tế nhằm báo đáp ân đức. Đây chính là nguồn gốc đầu tiên của tín ngưỡng thờ Môn thần.