Cây bắp nếp Cẩm Nam và những món ăn dân dã

Như một con tàu neo giữa lòng sông Thu Bồn, Cẩm Nam là một hòn cù lao nhỏ nằm cạnh phố cổ Hội An, được bao bọc xung quanh bởi sông nước từ các nhánh sông ở hạ lưu Thu Bồn trĩu nặng phù sa, tạo nên một vùng đất màu mỡ, trù phú, nuôi sống người dân nơi đây bằng các sản vật mà thiên nhiên ban tặng như hến, cá, tôm nước lợ, sắn, khoai, bắp bãi bồi…Làng Cẩm Nam được du khách xa gần biết là điểm đến bình yên và dễ mến. Họ rủ nhau về, dừng chân nghỉ mát, ngắm cảnh “phong thủy hữu tình” và dành những khoảnh khắc thời gian thưởng thức nhiều hương vị đặc sản quê hương: Nào là bánh đập, hết trộn và các món nhậu bình dân với hương vị đặc biệt, đậm đà từ cây bắp nếp do đất và người ở đây tạo ra. Hình ảnh các du khách vừa đi, vừa nhâm nhi những trái bắp luộc chín mềm hay ngồi bên vệ đường thưởng thức những chén chè bắp nóng hổi, thơm ngon đã không còn xa lạ, như lưu giữ hồn phố trong lòng. Cây bắp đã có mặt từ thuở xa xưa, khi làng Cẩm Nam còn là bãi bồi. Cùng với hạt lúa, củ khoai, củ sắn…bắp theo dân làng đi qua những tháng năm khốn khó. Thời gạo không đủ để nấu phải ghế thêm vào cho no cái bụng. Giờ đây, bắp không chỉ là món quà quê mà đã là một phần di sản phố Hội.

Kiến trúc phố cổ Hội An với các vùng chung quanh

Lịch sử cho ta biết năm 1664 ở Trung Quốc khi nhà Thanh diệt nhà Minh lập nên triều đại Mãn Thanh.Và như vậy những người chống lại sự kiện chiếm ngôi, phù trợ nhà Minh đã ồ ạt di dân sang các nước láng giềng vùng Đông Nam Á.Trong đó có vùng Hội An với sự định cư của người Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam ở phía Nam,Trung Hoa. Người Nhật cuối thế kỷ XVI, đến thế kỷ XVII cũng đã đến Hội An buôn bán và mở thương quán. Các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và nhất là Pháp có thời gian lâu ở Phố cổ.

Hẻm phố, đời người

Về Hội An, không lang thang qua những con hẻm nhỏ hun hút sâu dọc ngang giữa phố là đánh mất đi một cơ hội khám phá thú vị cho mình. Hội An hầu như rất ít hẻm cụt, ngoằn ngoèo một chút rồi cũng dẫn ra con đường lớn. Bao biến thiên của lịch sử và văn hóa chừng như đọng lại trong khoảng thâm u của hẻm, để những người trở về tìm lại mảng ký ức xanh rêu nào đó, người mới đến thì góp nhặt những câu chuyện cho mình.

Giữ “Tín” trong buôn bán ở Hội An xưa

Di sản văn hóa thế giới Hội An là nơi hội tụ, giao lưu tiếp xúc giữa các nền văn hóa trên thế giới, là một trong những điểm du nhập các luồng tư tưởng - văn hóa. Trong đó, tư tưởng Nho giáo, Phật Giáo có sự ảnh hưởng sâu đậm, góp phần tạo nên sắc thái văn hóa Hội An. Trong năm đạo lý thường hằng của Nho giáo gồm “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” thì “Tín” là một đức rất quan trọng. Nếp ứng xử trong văn hóa Hội An rất coi trọng chữ “Tín”. Đặc biệt, việc giữ “Tín” trong buôn bán, thương mại ở Hội An đã vượt trên tâm lý truyền thống của tư tưởng Nho giáo xưa.

MÓN ĂN TRONG NHỮNG NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI HOA Ở HỘI AN

Người Hoa ở Hội An thường quan niệm rằng ý nghĩa cát tường - may mắn không chỉ thể hiện qua cách bày trí, trang hoàng nhà cửa hay những câu chúc tụng đầu xuân mà các món ăn ngày Tết của họ cũng mang đầy ý nghĩa cầu mong phát tài, an khang thịnh vượng. Đây chính là nét đặc thù trong văn hóa ẩm thực của người Hoa sinh sống tại Hội An. Vào dịp đầu năm, người Hoa thường làm những món ăn ngon theo truyền thống của bang mình, trước là để cúng tế tổ tiên, thần thánh, sau là để mọi thành viên trong gia đình được thưởng thức những món ăn ngon truyền thống, đồng thời thông qua đó ngụ ý cầu chúc năm mới gặp được vận may, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt. Những món ăn truyền thống đó chính là pạt xoài, kim tiền kê, lạp vịt, bún xào…

HÌNH TƯỢNG “CÂY MAI XUÂN” TRONG VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Trên thế giới có hơn 24 loài cây hoa mai, trong đó Việt Nam có khoảng 19 loài. Các loài mai Việt Nam được biết đến nhiều như mai hương, mai thơm (ở Bến Tre), mai ngự (ở Huế), mai cà ná (ở Ninh Thuận), mai vĩnh hảo (ở Bình Thuận), mai tứ quý còn gọi là nhị độ mai (ở Nam Bộ), mai trâu hoặc mai châu, mai liễu, mai nhọn, mai tỳ bà, mai vương, mai động, mai sẻ, mai núi… và mai xuân là những loài mai có hoa ít cánh, trổ rộ vào mùa xuân.

CON NGƯỜI PHỐ HỘI VỚI DI SẢN VĂN HÓA

Đã mấy ngàn năm nay kể từ khi có dấu chân người xuất hiện, mảnh đất Hội An đã trải qua bao giai đoạn thăng trầm với nhiều biến động cả về xã hội lẫn tự nhiên. Dòng thời gian vẫn mặc nhiên cuồn cuộn trôi, mang theo tất cả những gì do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử để chuyển giao cho lớp người đương đại. Một thời vang bóng trong buổi bình minh Tiền - sơ sử với nền văn hóa Sa Huỳnh, một thời rực rỡ trong nền văn minh Champa, rồi một thời cực thịnh trong nền văn minh Đại Việt,…Ngần ấy thời gian với ngần ấy biểu hiện của các nền văn minh - văn hóa cũng đã quá đủ để thành tạo một kho tàng di sản vô cùng đa dạng, phong phú và cũng đã giao phó trách nhiệm quá nhiều, quá nặng đối với các thế hệ hậu sinh.

15 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh15 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Việt Nam sở hữu 15 di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

DI SẢN HÁN NÔM TRONG CÁC ĐÌNH LÀNG Ở HỘI AN

Như bao Đình làng khác của người Việt, đình làng của các làng xã ở Hội An được tạo lập nên như là một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng với ba chức năng cơ bản đó là tín ngưỡng, hành chính, văn hóa. Với chức năng tín ngưỡng thì đình làng là nơi thờ cúng những bậc tiền hiền, hậu hiền và những vị thần bảo hộ của làng được triều đình sắc phong ban tự. Bên cạnh đó, ngày xưa đình làng còn là trụ sở hành chính, nơi mà mọi công việc về hành chính của làng đều được tiến hành ở đó. Từ việc xét xử các vụ tranh chấp, phạt vạ, khao vọng, đến việc thu tô thuế, suất lính, phu phen hầu như đều diễn ra tại đây. Về chức năng văn hóa thì đình làng chính là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả làng, là nơi diễn ra các hoạt động lễ hội, đình đám hội hè.

VĂN HÓA BIỂN CẨM AN - HỘI AN

Cẩm An xinh đẹp như thơ Có dòng sông nhỏ bên bờ dừa xanh Cẩm An dòng nước trong xanh Chảy qua Cửa Đợi ngược quanh An Bàng