VĂN HÓA BIỂN CẨM AN - HỘI AN

Cẩm An xinh đẹp như thơ Có dòng sông nhỏ bên bờ dừa xanh Cẩm An dòng nước trong xanh Chảy qua Cửa Đợi ngược quanh An Bàng

HÌNH TƯỢNG CÁ CHÉP TRONG TRANG TRÍ VÀ KIẾN TRÚC HỘI AN

Cá chép là con vật đặc biệt được coi trọng ở Phương Đông. Nó là con vật có thật được người ta cho rằng có thể lột xác để trở thành rồng và là loài vật thần thoại, tượng trưng cho đất trời vì cá chép khi bơi thường hay bơi ngược dòng nước nên trong truyền thuyết có chuyện cá chép hóa Rồng, cá chép bơi theo sông Hoàng Hà, những con thành công khi vượt qua Long Môn sẽ hóa thành Rồng.

TÌM HIỂU VỀ MÚA THIÊN CẨU HỘI AN

Múa thiên cẩu xuất hiện ở Hội An từ những năm đầu thế kỷ 20. Hình ảnh và tiếng trống thiên cẩu từ rất lâu đã đi vào tiềm thức của người Hội An.

THÚ CHƠI CAM QUẬT NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI QUẢNG NAM

Mỗi khi Tết đến, Xuân về, người Việt nói chung và người Quảng Nam nói riêng đều có thú chơi hoa, cây cảnh. Trong tất cả những loại hoa, cây kiểng được dùng để bày biện trong nhà vào những dịp đầu năm mới, có một loại cây rất đỗi bình thường, không có dáng vẻ kiêu sa, không đua hoa khoe sắc như các loại cây khác nhưng rất được các gia đình ở xứ Quảng ưa chuộng, lựa mua rất nhiều, đó chính là cây cam quật...

Phật giáo trong chính sách an dân trị quốc của các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong

Giữa thế kỷ XV, năm 1471, đại binh “Nam tiến bình Chiêm” của vua Lê Thánh Tông kéo vào triệt hạ kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành, đặt ra Đạo thừa tuyên Quảng Nam, bắt đầu cho sự hiện diện chính thức của người Việt ở miền Trung. Tuy nhiên, phải đến khi các chúa Nguyễn vào trấn thủ vùng Thuận Hóa- Quảng Nam (từ thế kỷ XVI trở đi), thì sự nghiệp khai phá đất Đàng Trong thật sự bước vào thời kỳ cao điểm. Cả vùng đất rộng lớn từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông mới trở nên ổn định và thu hút đông đảo nhân dân ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào khai hoang lập làng, xây dựng cuộc sống mới. Một bộ phận cư dân Việt phát tích từ các vùng Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh an cư lạc nghiệp, dựng làng lập phố bên dòng sông Thu Bồn.

CÂU CHUYỆN CÁI TRÍNH

Người Quảng Nam ở vùng Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên thường đặt tên cho hạng người có thói khoe khoang, nói khoác, nói dốc, ...bằng một câu ví von, hóm hỉnh là “nói trên Trính”. Vậy Trính là gì?

Miếu Ngũ Hành ở thôn Bãi Hương, Cù Lao Chàm

Di chỉ khảo cổ học Bãi Ông, Cù Lao Chàm là di tích có niên đại sớm nhất được phát hiện ở Hội An. Kết quả khai quật và nghiên cứu cho thấy đây là địa điểm cư trú kết hợp mộ táng của cư dân tiền Sa Huỳnh thời Sơ kỳ Kim khí với niên đại 3100 ± 60 BP, đồng thời cho thấy mối liên hệ xa - gần; ngang - dọc của nhóm cư dân sống ở khu vực duyên hải, đảo ven bờ miền Trung Việt Nam thời Tiền sử[1].

Bề dày lịch sử văn hóa của Chùa Cầu nhìn từ một truyền thuyết

Một truyền thuyết lưu truyền phổ biến tại địa phương kể rằng, thuở xưa Hội An là một cồn đất/ cù lao lớn nổi lên bên bờ biển Đông, vị trí tại nơi hội tụ các dòng sông lớn của xứ Quảng trước khi đổ ra biển. Đây là vùng đất tốt về phong thủy, địa mạch linh vượng nên dân chúng các nơi và thương nhân các nước tụ tập về đây thành nơi đô hội lớn.

QĐ vv công khai quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2020 trên địa bàn thành phố Hội An

QĐ vv công khai quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2020 trên địa bàn thành phố Hội An

Chùa Cầu biểu trưng Di sản văn hóa Hội An

Ngày 16/7/2019, trên trang Google, tại biểu tượng Google Doodle(1) xuất hiện hình ảnh phố cổ Hội An với hình vẽ Chùa Cầu nổi bật giữa khuôn hình đã tạo sự chú ý và thích thú không chỉ của người dân phố Hội mà cả những bạn bè yêu quý mảnh đất này. Đây là lần đầu tiên hình ảnh phố cổ Hội An - Di sản Văn hóa thế giới được vinh danh trên Google Doodle, mà trong đó hình vẽ Chùa Cầu được hiện ra như hình ảnh mang tính biểu trưng cho Khu Di sản văn hóa này.