LỄ HỘI QUAN CÔNG MIẾU (CHÙA ÔNG) Ở HỘI AN

Hàng năm, vào ngày 24.6 âm lịch, Quan Công Miếu Hội An đều tổ chức lễ vía Quan Thánh Đế Quân (Quan Công). Đây là một trong những lễ hội lớn, một sinh hoạt tín ngưỡng thu hút đại đa số nhân dân ở Phố và nhiều địa phương khác. Quan Công Miếu còn gọi là Trừng Hán Cung hay Chùa Ông tọa lạc tại số 24 - Trần Phú, trước mặt, hướng Nam là Chợ Hội An, giữa khu trung tâm của phố cổ Hội An, nơi đây thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vũ, tự Trường Sinh, Vân Trường.

TẾT NGUYÊN ĐÁN Ở HỘI AN

Lễ Tết Nguyên đán là lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân Hội An nói riêng. Nó mang tính thống nhất cộng đồng xã hội, tính nhân văn thẩm mỹ cao. Tết là điểm xuất phát thiêng liêng của ngày mới, tháng mới, năm mới, là dịp con người hướng tới mỹ tục: lịch sự, cao thượng, nhân ái với những lời cầu chúc tốt đẹp nhất.

NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HỘI AN VỚI TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ LỆ - LỄ HỘI

Vào cuối thế kỷ XV, ngư¬ời Việt đã đặt chân lên đất Hội An để thực hiện việc khai hoang mở cõi. Từ đó, vốn mang trong mình truyền thống cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động sản xuất, biết kế thừa và phát huy những thành tựu của các thời kỳ Tiền - Sơ sử, thời kỳ Champa trư¬ớc đó kết hợp với quá trình giao lưu buôn bán với nhiều nước trên thế giới và biết tận dụng, khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên môi tr¬ường, bên cạnh việc khai hoang lập làng canh tác nông nghiệp, ng¬ười Hội An còn linh hoạt sáng tạo một số ngành nghề truyền thống như ở các lĩnh vực nông, ngư, thương, tiểu thủ công bằng các nghề cụ thể như nghề yến Thanh Châu, nghề đánh bắt, chế biến thủy sản ở làng chài Võng Nhi, Đế Võng; nghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà... nghề buôn, khai thác thổ sản,... Nghề truyền thống ở Hội An không chỉ góp phần vào việc phát triển kinh tế, ổn đình đời sống mà còn có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân địa phương, đặc biệt trong đời sống tâm linh - tín ngưỡng và việc duy trì tổ chức các lễ lệ - lễ hội.

VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG

Từ buổi bình minh nguyên sơ của lịch sử, con người trong quá trình lao động kiếm sống, khi săn bắn, hái lượm có thành quả thì cũng đã biết diễn đạt niềm vui của mình bằng những sinh hoạt cộng đồng khác nhau để thể hiện lòng vui sướng, được hưởng các kết quả lao động. Con người thời ấy không chỉ vui sướng và thoả mãn về kết quả vật chất được đáp ứng mà còn tăng thêm mức cao hơn một nhu cầu: được thoả mãn về đời sống tinh thần. Và đó là những hình thức lễ hội sơ khai của loài người.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN Ở HỘI AN

So với lịch sử hình thành và phát triển hàng nghìn năm của dân tộc thì vùng đất Hội An, Quảng Nam chỉ là vùng đất mới khai phá từ thế kỷ XV, XVI. Thế nhưng ở vùng đất mới này, lễ hội dân gian đã trở thành sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật cộng đồng. Trải qua nhiều thời kỳ tiến triển, sàng lọc tích hợp, sinh hoạt lễ hội đã trở thành truyền thống của cư dân Hội An. Truyền thống tốt đẹp này không hề gián đoạn trong tâm thức cộng đồng.

Tín ngưỡng thờ cúng cá Ông từ góc nhìn sinh thái, biểu trưng văn hóa, ý nghĩa nhân văn và bảo tồn

Cá Voi, trong dân gian vùng ven biển Việt Nam từ Bắc Trung bộ đến Nam bộ hầu hết đều quen gọi là cá Ông , ở đây với sự thể hiện lòng thành kính, tri ân, thân thuộc. Tín ngưỡng thờ cúng cá Voi (cá Ông) cũng là nét văn hóa đặc trưng của cư dân sinh sống gắn với biển, ở ven biển, một dạng thức thờ vật linh, vị thần hộ mạng, từ chỗ được nhân cách hóa đã được “thần thánh hóa” rồi “linh thiêng hóa” thành tín ngưỡng với nhiều hình thức, nghi thức, cách thức, lễ hội độc đáo.

Lễ hội Cầu Bông ở Trà Quế

Hàng năm, cứ vào ngày mồng 7 tháng Giêng, người dân thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà lại rộn ràng tổ chức Lễ hội Cầu Bông. Lễ hội Cầu Bông của cư dân Trà Quế có từ lâu đời. Lễ hội được tổ chức nhằm cúng Thần Nông, tiền hiền, cầu an, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi người mạnh khỏe, an vui. Lễ hội cũng là dịp để gắn kết tình làng nghĩa xóm thêm bền chặt.

Lễ Nguyên tiêu (hay tết Thượng Nguyên)

Lễ hội Nguyên Tiêu là một trong những lễ hội lớn đầu năm của cộng đồng cư dân Hội An. Hằng năm, sau ngày khai hạ mồng 7 tháng giêng, người dân Hội An nô nức chuẩn bị ăn tết Nguyên Tiêu. Đây vừa là dịp lễ hội, vừa là ngày cúng tế cầu an, tế tự của nhiều di tích tín ngưỡng và một số hội quán của người Hoa.

Tổ chức Lễ giỗ Tổ nghề gốm và Hội thi chế tác gốm truyền thống Thanh Hà năm 2019

Căn cứ Kế hoạch số 145/KH – UBND ngày 16 tháng 01 năm 2019 của UBND thành phố Hội An về việc “Tổ chức các lễ hội, sự kiện trong năm 2019”. UBND phường Thanh Hà xây dựng Kế hoạch Lễ giỗ Tổ nghề gốm Thanh Hà năm 2019 như sau:

Mittinh phòng chống tác hại của thuốc lá

Sáng 28.5, TP.Hội An tổ chức mittinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá (31.5) chủ đề “Thuốc lá và bệnh phổi”, Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (25.5-31.5) năm 2019, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo thành phố, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể , các xã phường, đoàn viên, thanh niên, học sinh và đông đảo nhân dân.