Vị trí địa lý và liên hệ vùng

Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên 61,71 km2, nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, ở vị trí địa lý từ 15o15’26” đến 15o55’15” vĩ độ Bắc và từ 108o17’08” đến 108o23’10” kinh độ Đông; cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc.

Sông ngòi - Thúy văn

Hội An là vùng cửa sông- ven biển, nơi hội tụ của các con sông lớn của xứ Quảng: Nguồn Thu Bồn - Vu Gia được hình thành bởi hai dòng sông Thu Bồn và Vu Gia hợp lại và thường gọi bằng cái tên chung là sông Thu Bồn. Hệ thống này gồm 78 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên. Phía ngọn Thu Bồn có các nhánh sông Tranh (bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh hùng vĩ), sông Khang (cũng gọi là Chang, gồm hai nhánh chính là sông Tiên và sông Trạm), sông Trường (bắt nguồn từ dãy núi Glê Lang). Phía ngọn Vu Gia có các nhánh sông Bung, sông Cái, sông Con (hoặc sông Côn)…. Toàn bộ hệ thống Thu Bồn – Vu Gia có chiều dài từ nguồn ra đến biển khoảng 200 km với lưu vực khoảng 8.850 km2.

Khí hậu

Do phía Bắc được ngăn bởi dải Hoành Sơn, phía Tây được che bởi khối núi Bắc tỉnh Kon Tum nên cũng như các địa phương khác của Quảng Nam và các tỉnh, thành phố lân cận, Hội An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng Nam Hải Vân, mang tính chất khí hậu ven biển Miền Trung, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông.

Địa hình, đất đai

Đặc điểm về vị trí địa lý, cấu trúc địa chất và lịch sử làm cho khí tượng- thủy văn, địa hình, địa mạo của Hội An khá phong phú và đa dạng. Hội An vừa có đô thị cổ, đô thị cũ, đô thị mới; vừa có đồng bằng; vừa có biển, có hải đảo tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào về lâm, thổ, hải sản... Phần lớn diện tích tự nhiên của Hội An được bao bọc bởi hệ thống sông lớn nhỏ, mương lạch chằng chịt và bị chia cắt bởi những bãi, nổng, trảng, dốc, cồn cát; những bàu, đầm, hói, vũng, ao…và những rừng dừa nước. Địa hình Hội An nhìn chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc thoải trung bình 0,015o, phân thành 2 dạng địa hình sau:

Vùng đất Hội An trong các thời kỳ SA HUỲNH VÀ CHAMPA

Từ đầu Công nguyên đến Thế kỷ XIV

Thương cảng Hội An phồn thịnh dưới thời Đại Việt

Thế kỷ XV- thế kỷ XVIII

Thời kỳ Thương cảng Hội An suy thoái

Thế kỷ XIX- đầu thế kỷ X

Thời kỳ Hội An hổi sinh và phát triển

Cuối thế kỷ XX- đầu thế kỷ XXI

Tinh thần yêu nước và cách mạng

Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp- Tây Ban Nha gồm 2.350 binh lính trên 16 chiến hạm tấn công vào cửa biển Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Cùng với quân đội triều đình nhà Nguyễn và đồng bào toàn tỉnh, nhân dân Hội An xông ra trận tuyến tham gia đào hào đắp lũy, kiên cường đánh giặc dưới sự chỉ huy của Lê Đình Lý, Nguyễn Tri Phương.

Phẩm chất anh hùng trong lao động

Sau ngày quê hương được giải phóng, đất nước thống nhất; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hội An đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh- quốc phòng và đã đạt được những thành tựu to lớn. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Diện mạo phố thị, làng quê, hải đảo ngày càng khởi sắc. Những năm gần đây, Hội An tiếp tục có bước phát triển nhanh, trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực miền Trung và cả nước.