Nền tảng di sản văn hóa

Sự hình thành và phát triển của đô thị- thương cảng Hội An đã có ý nghĩa quyết định đến diễn trình lịch sử và diện mạo di sản văn hóa Hội An khá đa dạng, phong phú, đậm bản sắc đặc trưng. Hơn nữa, di sản văn hóa Hội An do tiền nhân sáng tạo trong lịch sử đã vượt qua sự tác động khắc nghiệt của môi trường tự nhiên, xã hội, sự tàn phá của chiến tranh, thời gian và cho đến nay vẫn được bao thế hệ con người Hội An trân trọng, nâng niu, giữ gìn, bảo tồn, phát huy.

Định hướng phát triển

Đại hội Đảng bộ thành phố Hội An lần thứ XVI (năm 2010) xác định phương hướng: “Học tập, rèn luyện theo tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; giữ gìn và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, bản sắc văn hóa và truyền thống anh hùng; đổi mới cách tiếp cận, cách nghĩ và cách làm trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu hội nhập; tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tranh thủ thời cơ, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, chuẩn bị cho thời kỳ mới phát triển bền vững của Hội An - thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch”.

Dân cư lao động

Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009, dân số toàn thành phố có 88.933 người, trong đó nữ có 45.269 người, chiếm tỉ lệ 50,90%, bình quân nhân khẩu gần 4 người/hộ. Địa bàn thành thị có 68.639 người, trong đó có nữ 34.794 người, chiếm tỉ lệ 50,69%, bình quân nhân khẩu hơn 4 người/hộ.

Địa lý hành chính

Hội An là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam, gồm 9 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại, Cẩm Nam và 4 xã: Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Hà, Tân Hiệp (cụm đảo Cù Lao Chàm). Có nhiều cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc tỉnh và Trung ương đóng trụ sở tại Hội An.

Những giá trị truyền thống

Diễn trình lịch sử hình thành và phát triển của đô thị- thương cảng Hội An đã có ý nghĩa quyết định đến diện mạo di sản văn hóa Hội An khá đa dạng, phong phú và đậm bản sắc đặc trưng.

Lịch sử hình thành và phát triển

Do có đặc điểm địa lý thuận lợi nên từ 3.000 năm trước, trên vùng đất Hội An ngày nay đã xuất hiện những lớp cư dân đầu tiên. Qua kết qủa nghiên cứu khảo cổ học đã phát hiện nhiều loại hình mộ chum cùng những công cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt, đồ trang sức tuyệt xảo bằng đá, gốm, thủy tinh, kim loại, tiền đồng, những hiện vật sắt, đồ trang sức với kỹ thuật chế tác tinh luyện cho phép khẳng định chiều dài tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh muộn, đỉnh cao của thời kỳ tiền - sơ sử (từ thế kỷ thứ II trở về trước).

Địa lý tự nhiên

Thành phố Hội An nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, được giới hạn bởi tọa độ từ 15o15’26” đến 15o55’15” vĩ độ Bắc và từ 108o17’08” đến 108o23’10” kinh độ Đông; cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc.